KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM HỌC 2020 -2021
Lượt xem:
PHÒNG GDĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ
TRƯỜNG TH LÊ THỊ HỒNG GẤM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /KH-LTHG Đạt Hiếu, ngày 6 tháng 10 năm 2020
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2020-2021
Căn cứ Quyết định số 1872/QĐ-UBND ngày 18/8/2020 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Căn cứ hướng dẫn số 311/PGDĐT-GDTH ngày 06 tháng 10 năm 2020 của phòng Giáo dục và Đào tạo Buôn Hồ V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học ăm học 2020-2021. đối với giáo dục tiểu học ;
– Căn cứ vào hoạt động giáo dục, kết quả đạt được của nhà trường trong năm học 2019-2020;
– Căn cứ vào nghị quyết HNCBVC năm học 2020-2021;
Trường TH Lê Thị Hồng Gấm xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020 như sau:
I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG
1. Thuận lợi:
Được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo.
Đảng bộ và chính quyền địa phương luôn quan tâm chăm lo đến sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng.
Ban đại diện hội cha mẹ học sinh của nhà trường nhiệt tình, tâm huyết, luôn đồng tình ủng hộ các chủ trương, chính sách của giáo dục.
Nhân dân địa phương quan tâm đến việc học tập của con em mình, thường xuyên kết hợp chặt chẽ với nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục, luôn đồng tình thống nhất các chủ trương về giáo dục. Tham gia đóng góp cùng với địa phương xã hội hóa giáo dục xây dựng cơ sở vật chất nhà trường.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường trẻ, nhiệt tình, tận tụy với học sinh, Trình độ chuyên môn của CGGV đạt chuẩn 100% , trên chuẩn 100 %. Có nhiều cán bộ giáo viên công tác lâu năm có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Tập thể cán bộ giáo viên đoàn kết, có tinh thần tương thân, tương ái cao. Trường có 98,9% là dân tộc kinh; 1,1% HS là dân tộc ít người.
Nhà trường đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm 2018, Thư viện đạt chuẩn, trường đạt tiêu chuẩn chất lượng Cơ sở giáo dục cấp độ 3, đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi mức 3. Đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”
Trường đóng ngay trên địa bàn trung tâm của các tổ dân phố nên tiện việc đến trường cho học sinh.
Tập thể cán bộ giáo viên có tinh thần, trách nhiệm xây dựng khối đoàn kết cao.
Học sinh chăm ngoan, đoàn kết, sáng tạo.
2. Khó khăn:
Đội ngũ GV chưa ổn định về số lượng năm học 2019-2020 nhà trường có 22 giáo viên đứng lớp trong đó 3 giáo viên hợp đồng, việc không ổn định về GV đã ảnh hưởng đến công tác phân công chuyên môn, bàn giao chất lượng học sinh, ảnh hưởng chất lượng dạy học.
– Một số đ/c giáo viên ngại học hỏi, thiếu ý chí phấn đấu để nâng cao trình độ lí luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, chưa chịu khó tự học về công nghệ thông tin, ngoại ngữ. Một số ít giáo viên do ốm đau thường xuyên, nên ngày giờ công chưa thật đảm bảo.
Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của trường chuẩn quốc gia, còn thiếu các phòng học chức năng.
Trong địa bàn phường vẫn còn không ít hộ nghèo và cận nghèo, cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, Nhiều em học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn về: kinh tế, mồ côi, bố mẹ li hôn, bố mẹ đi làm ăn xa ở với ông bà, người thân, học tập. Việc vận động xã hội hóa giáo dục còn nhiều khó khăn, huy động không được nhiều người tham gia. Trên địa bàn có ít doanh nghiệp lớn.
-Một số PHHS của một số em chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em, nhiều gia đình còn giao phó hết cho nhà trường.
-Phần lớn phụ huynh làm nghề nông làm theo mùa vụ, nương rẫy xa nên sự quan tâm phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh chưa kịp thời.
II/ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN SỐ LƯỢNG:
1. Quy mô trường lớp:
– Năm học 2020 – 2021:
Tổng số nhân sự trường có 28 cán bộ giáo viên. trong đó 3 giáo viên hợp đồng 68, 2 GV hợp đồng theo hình thức mùa vụ trả lương từ nguồn XHHGD.
Chia ra:
+ Cán bộ quản lý: 02 người
+ Giáo viên TPT Đội: 01 người.
+ Giáo viên trực tiếp giảng dạy 23 người.
+ Số nhân viên trường học: 04 người. (1 HĐ 68)
Kế toán: 01 đ/c
Thư viện: 01 đ/c
Văn thư- Thủ quỹ : 01 đ/c
Bảo vệ: 01 đ/c ( HĐ 68)
+ Tỷ lệ giáo viên trên lớp 1, 4
+ Tổng số đảng viên: 16; đảng viên.
+ Tổng số đoàn viên : 10 đồng chí, nữ 8 (đảng viên 3 đồng chí, hợp đồng 5 đồng chí)
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ CBGV 100% đạt trên chuẩn.
2. Trường – lớp- học sinh
Toàn trường hiện có 25 Phòng ; Trong đó: 8 phòng học kiên cố, 15 phòng cấp 4 , trong đó phòng dành cho hoạt động dạy học15.
Tổng số lớp 15/448 học sinh
Khối 1: 4 lớp; 111 HS
Khối 2: 3 lớp; 91 HS
Khối 3: 3 lớp; 97 HS
Khối 4: 3 lớp; 86 HS
Khối 5: 2 lớp; 62 HS
Trong đó học 2 buổi/ ngày 15 lớp/448 HS
HSDT: 8 em nữ 4, chiếm TL: 1,1 %
HSKT 5 em nữ 1TL 0,7 %
Trình độ đào tạo:
Đại học: 23 đ/c nữ 23 đồng chí(trong đó hợp đồng 2)
Cao đẳng: 4 đ/c; Chưa qua đào tạo: 01đ/c (Bảo vệ)
II. KẾ HOẠCH NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2020-2021
A. MỤC TIÊU CHUNG
Năm học 2020-2021 là năm học toàn ngành giáo dục thực hiện nhiệm vụ kép với mục tiêu: vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng chống dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp; các đơn vị căn cứ các hướng dẫn của Sở GDĐT, phòng GD&ĐT thị xã để xây dựng kế hoạch dạy học bảo đảm hoàn thành Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) cấp tiểu học phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh xảy ra tại địa phương; tăng cường các hình thức dạy học trực tuyến, dạy học qua internet và trên truyền hình theo hướng dẫn của Sở GDĐT, phòng GD&ĐT thị xã;
Năm học đầu tiên ngành Giáo dục triển khai CTGDPT cấp tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT (CTGDPT 2018) đối với lớp 1; thực hiện các nội dung theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội, Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng lộ trình;
Tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng thực hiện CTGDPT đối với cấp tiểu học; các đơn vị tiếp tục thực hiện rà soát, dự báo quy mô phát triển giáo dục và bố trí quỹ đất để xây dựng trường, lớp học phù hợp, thuận lợi và đáp ứng nhu cầu người học; quản lý, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có; khắc phục tình trạng trường lớp có quy mô lớp học và sĩ số học sinh vượt quá quy định để thực hiện CTGDPT 2018 đối với cấp tiểu học bắt đầu từ năm học 2020-2021 và đáp ứng mục tiêu giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc theo quy định của Luật Giáo dục 2019.
Triển khai thực hiện CTGDPT 2018 đối với lớp 1 từ năm học 2020-2021 đảm bảo chất lượng, hiệu quả; tích cực chuẩn bị các điều kiện đảm bảo triển khai thực hiện chương trình đối với lớp 2 từ năm học 2021-2022. Tiếp tục thực hiện hiệu quả CTGDPT cấp tiểu học ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 (CTGDPT 2006) từ lớp 2 đến lớp 5.
Đảm bảo đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đủ về số lượng, chuẩn hóa về trình độ đào tạo, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao chất lượng theo chuẩn nghề nghiệp; thực hiện bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục để triển khai CTGDPT 2018 theo lộ trình; bồi dưỡng nâng cao năng lực triển khai các nhiệm vụ cho giáo viên đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên tiểu học; tổ chức bồi dưỡng cho 100% giáo viên dạy học lớp 2 về các nội dung bồi dưỡng theo quy định của Bộ GDĐT, Sở GD&ĐT Đăk Lăk, phòng GD&ĐT thị xã và hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa lớp 2 cho năm học 2021-2022.
Chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý, tăng cường quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục. Tăng cường nề nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục tiểu học. Chú trọng kết hợp dạy chữ với dạy người, giáo dục ý thức, trách nhiệm của công dân đối với gia đình – nhà trường – xã hội cho học sinh tiểu học. Thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành phù hợp điều kiện từng địa phương.
Chỉ đạo giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống. Nhằm đảm bảo cho học sinh phát triển một cách toàn diện về “ Đức – Trí – Thể – Mĩ”.
B – NHIỆM VỤ CỤ THỂ
Thực hiện quy hoạch hợp lý mạng lưới trường, lớp; duy trì, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học; đảm bảo hiệu quả kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
I.Thực hiện rà soát, quy hoạch hợp lý mạng lưới trường, lớp; tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng thực hiện CTGDPT đối với cấp tiểu học
Triển khai rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các khối lớp theo Kế hoạch 133/KH-UBND của UBND thị xã Buôn Hồ, Quyết định số 877/QĐ-UBND ngày 19/4/2019 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành Đề án sắp xếp tổ chức lại mạng lưới các cơ sở giáo dục và Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ GDĐT ban hành quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, bảo đảm nguyên tắc thuận lợi cho việc học của học sinh gắn với các điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới CTGDPT 2018; khắc phục tình trạng trường học có quy mô lớp học và sĩ số học sinh/lớp vượt quá quy định; tổ chức sơ kết, đánh giá việc thực hiện sắp xếp, tổ chức lại khối lớp của nhà trường.
Tham mưu giải quyết tình trạng thiếu phòng học, phòng học bộ môn, nhà vệ sinh và công trình nước sạch trong các cơ sở giáo dục, đầu tư xây dựng phòng học để thay thế phòng học tạm thời, phòng học bán kiên cố đã hết niên hạn sử dụng, phòng học nhờ, mượn, thuê. Đẩy mạnh việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018, đặc biệt đối với lớp 1 năm học 2020-2021; rà soát nhu cầu và có kế hoạch bổ sung đủ thiết bị dạy học tối thiểu đối với lớp 2 theo lộ trình thực hiện CTGDPT 2018. Thực hiện rà soát, đề xuất các nội dung đầu tư tăng cường cơ sở vật chất trường học, các hạng mục, ưu tiên đầu tư, mua sắm bổ sung thiết bị dạy học để đưa vào kế hoạch giai đoạn 2021-2025.
II.Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính Phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ GDĐT ban hành quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Thông tư số 35/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ GDĐT quy định quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xoá mù chữ.
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính Phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ GDĐT ban hành quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
Tích cực, chủ động tham mưu với lãnh đạo chính quyền địa phương các cấp kiện toàn ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; xây dựng kế hoạch thực hiện công tác phổ cập, tập trung mọi nguồn lực để củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học. Tiến tới thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc theo quy định tại Luật Giáo dục 2019.
Thực hiện điều tra phổ cập đầy đủ, chính xác, kịp thời.
III. Đảm bảo hiệu quả kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
Nhà trường tiếp tục thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục và kiểm tra công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia theo quy định tại Thông tư số 17/2018/TT- BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GDĐT.
Tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm, chỉ đạo tập trung các nguồn lực để xây dựng, nâng cao cả về số lượng và chất lượng nhà trường nhằm đảm bảo hiệu quả kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
IV. Thực hiện CTGDPT cấp tiểu học
1. Chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục
Năm học 2020-2021 giáo dục tiểu học thực hiện CTGDPT 2018 đối với lớp 1 và CTGDPT 2006 đối với lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5.
a. Thực hiện CTGDPT 2018 đối với lớp 1
Thực hiện CTGDPT2018 đối với lớp 1; xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, tổ chức dạy học lớp 1 theo hướng dẫn tại Công văn số 1416/SGDĐT-GDTH ngày 9/9/2019 và các văn bản1 hướng dẫn chuyên môn đối với cấp tiểu học đã được Bộ GDĐT, Sở GDĐT, phòng GD&ĐT thị xã đã ban hành.
Tổ chức thực hiện hiệu quả nội dung giáo dục địa phương ở cấp tiểu học theo hướng dẫn tại Công văn số 3536/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019, trong đó thực hiện tích hợp nội dung giáo dục địa phương vào dạy học các môn học, hoạt động trải nghiệm theo quy định của CTGDPT 2018 đối với cấp tiểu học.
Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch dạy học môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế trên cơ sở bảo đảm mục tiêu, nội dung đáp ứng yêu cầu cần đạt theo CTGDPT 2018.
b. Thực hiện CTGDPT 2006 đối với lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5.
Trên cơ sở CTGDPT 2006, nhà trường xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục đối với lớp 2, lớp 3, lớp 4 và lớp 5 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo hướng dẫn tại Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 và Hướng dẫn bổ sung tại Công văn số 5131/BGDĐT-GDTrH ngày 01/11/2017 cụ thể:
Xây dựng kế hoạch giáo dục đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, lựa chọn nội dung giáo dục tự chọn và xây dựng các hoạt động giáo dục phù hợp với nhu cầu của học sinh và điều kiện của nhà trường, địa phương; đảm bảo tính chủ động, linh hoạt của nhà trường trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục dạy học 2 buổi/ngày; tuân thủ các nguyên tắc, phương pháp sư phạm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học.
Điều chỉnh nội dung dạy học một cách hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục tiểu học, phù hợp với đối tượng học sinh các vùng miền, địa phương, đồng thời từng bước thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh trên nguyên tắc: đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng và phù hợp điều kiện thực tế; rà soát, tinh giản những nội dung chồng chéo, trùng lặp giữa các môn học, giữa các khối lớp trong cấp học và các nội dung quá khó, chưa thực sự cấp thiết đối với học sinh tiểu học; sắp xếp, điều chỉnh nội dung dạy học theo các chủ đề học tập phù hợp với đối tượng học sinh; không cắt xén cơ học mà tập trung vào đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục sao cho nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Xây dựng kế hoạch giáo dục đảm bảo phân bổ hợp lý giữa các nội dung giáo dục, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu cầu cần đạt của chương trình; tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học. Thời khóa biểu cần được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học.
Chú trọng giáo dục đạo đức lối sống, giá trị sống, kĩ năng sống, hiểu biết xã hội cho học sinh. Tăng cường các hoạt động thực hành, hoạt động trải nghiệm, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh.
Tích cực, chủ động tham mưu chính quyền địa phương quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất để đảm bảo tỷ lệ 01 phòng học/lớp, sĩ số học sinh/lớp theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học; có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định; đảm bảo tỷ lệ giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên để dạy đủ các môn học và hoạt động giáo dục theo quy định.
c.Chỉ đạo tổ chức thực hiện dạy và học 2 buổi/ngày
Kế thừa thành tựu của những năm học trước, tiếp tục xây dựng kế hoạch giáo dục đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, lựa chọn nội dung giáo dục tự chọn và xây dựng các hoạt động giáo dục phù hợp với nhu cầu của học sinh và điều kiện của nhà trường, địa phương; đảm bảo tính chủ động, linh hoạt của nhà trường trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục dạy học 2 buổi/ngày; tuân thủ các nguyên tắc, phương pháp sư phạm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học. Xây dựng kế hoạch giáo dục đảm bảo phân bổ hợp lý giữa các nội dung giáo dục, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu cầu cần đạt của chương trình; tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học. Thời khóa biểu cần được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học.
d.Lựa chọn, đề xuất danh mục sách giáo khoa lớp 2 cho Sở GDĐT thực hiện tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 2 theo quy định tại Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 quy định về việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông. Phối hợp với các Nhà xuất bản có sách giáo khoa được lựa chọn để đảm bảo cung ứng sách giáo khoa và tổ chức tập huấn sử dụng sách giáo khoa. Huy động các nguồn lực hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn không mua được sách. Các cơ sở giáo dục tiểu học thực hiện nghiêm túc Công văn số 3401/BGDĐT-GDTH ngày 04/9/2020 về việc trang bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảo trong trường tiểu học, Công văn số 1306/SGDĐT-GDTH ngày 7/9/2020 của Sở GDĐT về việc trang bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảo trong trường tiểu học.
e) Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 2325/CT-BGDĐT ngày 28/6/2013 về việc chấn chỉnh tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1; Chỉ thị số 5105/CT- BGDĐT ngày 03/11/2014 về việc chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm đối với giáo dục tiểu học; Công văn 1912/SGDĐT-GDTH ngày 02/12/2014 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 5105/CT-BGDĐT; Công văn số 2449/BGDĐT- GDTH ngày 27/5/2016 về việc khắc phục tình trạng chạy trường, chạy lớp. Tinh giản các cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh theo Công văn số 1915/BGDĐT- GDTrH ngày 05/5/2017 về việc tinh giảm các cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh phổ thông.
Vận động khuyến khích UBND phường tham khảo những nội dung giáo dục tiên tiến theo các mô hình giáo dục hiện đại để đưa vào kế hoạch giáo dục nhà trường một cách phù hợp với thực tế của địa phương. Tham gia thực hiện tốt hình thức giáo dục tiên tiến theo quy định tại Nghị định số 86/2018/NĐ- CP ngày 06/6/2018 và Thông tư số 04/2020/TT-BGDĐT ngày 18/3/2020 về quy định một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP.
g) Nhà trường tham mưu phòng GDĐT thị xã xây dựng kế hoạch thực hiện việc bảo đảm sách giáo khoa, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; hướng dẫn, kiểm tra công tác chuẩn bị triển khai thực hiện CTGDPT 2018 đối với lớp 1 và các lớp tiếp theo.
Tổ chức lựa chọn sách giáo khoa theo theo Thông tư 25/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 quy định về việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông; biên soạn, thẩm định, phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương lớp 2 theo lộ trình.
2.Ðổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá học sinh tiểu học
a.Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
Nhà trường thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; vận dụng phù hợp những thành tố tích cực của các mô hình, phương thức giáo dục tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đặc biệt là đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trên lớp học; khuyến khích giáo dục STEM và STEAM trong giáo dục tiểu học.
Tiếp tục áp dụng một cách phù hợp mô hình trường học mới theo Công văn số 4068/BGDĐT-GDTrH ngày 18/8/2016 và Công văn số 3459/BGDĐT-GDTrH ngày 08/8/2017; triển khai dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột theo hướng dẫn tại Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 và Công văn số 1342/SGDĐT-GDTH ngày 28/10/2013 về việc hướng dẫn triển khai thực hiện dạy học bằng phương pháp Bàn tay nặn bột trong trường tiểu học, nhà trường chủ động thực hiện việc sắp xếp lại nội dung dạy học một cách phù hợp, thuận lợi để áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột; thực hiện dạy học Mĩ thuật theo hướng dẫn tại Công văn số 2070/BGDĐT-GDTH ngày 12/5/2016 và Công văn số 723/SGDĐT-GDTH ngày 01/6/2016 của Sở GDĐT về việc triển khai dạy học Mĩ Thuật. Khuyến khích giáo viên vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực như dạy học theo dự án, bản đồ tư duy,…vào dạy học để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Tích cực tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại các tổ chuyên môn trong trường và cụm trường; chú trọng đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học theo hướng dẫn tại Công văn 1315/BGDĐT-GDTH và Công văn số 708/SGDĐT-GDTH ngày 25/5/2020 về việc Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn CTGDPT cấp tiểu học.
b.Tiếp tục thực hiện đổi mới đánh giá học sinh tiểu học
Đối với học sinh tiểu học thực hiện theo CTGDPT 2006, tiếp tục được đánh giá theo quy định tại Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ GDĐT. Đối với học sinh lớp 1 thực hiện theo CTGDPT 2018, được đánh giá theo quy định tại Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ GDĐT.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý kết quả giáo dục và học tập của học sinh để giảm áp lực về hồ sơ, sổ sách, dành nhiều thời gian cho giáo viên quan tâm đến học sinh và đổi mới phương pháp dạy học.
Thực hiện bàn giao kết quả giáo dục cuối năm học một cách nghiêm túc, phù hợp với từng nhóm đối tượng, kiên quyết không để học sinh “ngồi nhầm lớp”; thực hiện khen thưởng học sinh thực chất, đúng quy định, tránh tùy tiện, máy móc, khen tràn lan gây bức xúc cho cha mẹ học sinh và dư luận xã hội.
3. Nâng cao chất lượng dạy học Ngoại ngữ, Tin học Dạy học Ngoại ngữ:
a.Dạy học tiếng Anh:
+ Dạy học tiếng Anh lớp 1,2:
Triển khai thực hiện chương trình môn tiếng Anh tự chọn lớp 1 đảm bảo các yêu cầu được quy định trong CTGDPT 2018 và Công văn số 681/SGDĐT-GDTH ngày 04/3/2020 về Hướng dẫn tổ chức dạy học môn tiếng Anh tự chọn lớp 1, 2 theo CTGDPT 2018. Khi triển khai thực hiện cần chú ý đến các yếu tố: sự tự nguyện tham gia học của học sinh, chất lượng đạt chuẩn của đội ngũ tham gia giảng dạy.
Nhà trường tiếp tục thực hiện chương trình làm quen tiếng Anh ở lớp 2 hiện hành. Khi thực hiện cần có những giải pháp tiếp cận Chương trình môn tiếng Anh tự chọn lớp 1 và lớp 2 trong CTGDPT 2018 một cách linh hoạt, phù hợp. Khuyến khích triển khai Chương trình môn tiếng Anh tự chọn cho lớp 1, 2 cho học sinh ở những gia đình có nhu cầu, đủ điều kiện trên tinh thần tự nguyện tham gia của cha mẹ học sinh và học sinh.
+ Dạy học tiếng Anh lớp 3, lớp 4, lớp 5
Nhà trường tiếp tục triển khai chương trình thí điểm tiếng Anh cấp tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 3321/QĐ-BGDĐT ngày 12/8/2010 và các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT; Công văn số 689/SGDĐT-GDTH ngày 25/5/ 2016 về việc hướng dẫn dạy học tiếng Anh tiểu học năm học 2016-2017. Tích cực thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2019 -2025 ban hành kèm theo Quyết định số 364/QĐ-UBND ngày 19/02/2019 về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2019-2025. Thực hiện triển khai dạy học môn tiếng Anh tiểu học đủ thời lượng 4 tiết/tuần cho học sinh các lớp 3, 4, 5, trang bị mua sắm thêm cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học, tạo môi trường học tiếng Anh thân thiện, tương tác hiệu quả.
+ Sử dụng Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo thực hiện theo quy định của Bộ GDĐT, cụ thể: đối với lớp 1 lựa chọn sách giáo khoa theo danh mục sách giáo khoa đã được Bộ GDĐT ban hành; đối với lớp 2 thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 761/SGDĐT-GDTH ngày 25/5/2018 của Sở GDĐT; lớp 3, lớp 4 và lớp 5 theo Công văn số 4329/BGDĐT-GDTH ngày 27/6/2013 về việc chấn chỉnh sử dụng sách giáo khoa, tài liệu dạy học tiếng Anh tiểu học và các văn bản hướng dẫn liên quan của Bộ, Sở GDĐT về sách giáo khoa, tài liệu dạy học tiếng Anh.
+ Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy, học ngoại ngữ. Đảm bảo điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất theo quy định. Tăng cường cơ sở vật chất hiện đại, đảm bảo sự phù hợp và tính ứng dụng.
+ Tăng cường môi trường sử dụng tiếng Anh cho giáo viên và học sinh: tạo sân chơi, giao lưu tiếng Anh; khuyến khích đọc sách, truyện tiếng Anh; phát động phong trào giáo viên các môn học khác tham gia cùng học tiếng Anh với học sinh… Triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 39/KH-SGDĐT ngày 06/6/2019 của Sở GDĐT về việc tổ chức dạy, học tiếng Anh tăng cường trong các trường phổ thông và tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục mầm non theo hình thức xã hội hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Khuyến khích triển khai dạy tăng cường tiếng Anh với thời lượng trên 4 tiết/tuần cho học sinh lớp 3,4,5 ở những nơi có nhu cầu, đủ điều kiện trên tinh thần tự nguyện tham gia của cha mẹ học sinh và học sinh. Khuyến khích các nhà trường thực hiện xã hội hóa trong dạy học tiếng Anh để tăng cường thời lượng học tiếng Anh; học tiếng Anh qua môn Toán, môn Khoa học, truyện đọc tiếng Anh và các hoạt động trải nghiệm; tạo các sân chơi, giao lưu tiếng Anh; phát động phong trào giáo viên các môn học khác tham gia cùng học tiếng Anh với học sinh. Xây dựng các Câu lạc bộ tiếng Anh trong trường học.
+ Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đưa môn tiếng Anh là môn học bắt buộc với thời lượng 4 tiết/tuần dành cho học sinh lớp 3 từ năm học 2022 – 2023.
+ Triển khai có hiệu quả Công văn 165/PGDĐT-GDTH, ngày 05/8/2019 của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã về việc triển khai Kế hoạch số 39/KH-SGDĐT ngày 06/6/2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức dạy, học tiếng Anh tăng cường trong các trường phổ thông và tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục mầm non theo hình thức xã hội hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
b.Dạy học môn Tin học và tổ chức hoạt động giáo dục tin học
Thực hiện hướng dẫn của Bộ GDĐT về tổ chức dạy học môn Tin học và tổ chức hoạt động giáo dục tin học cấp tiểu học từ năm học 2019 – 2020 tại Công văn số 3539/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019. Sử dụng tài liệu giảng dạy theo hướng dẫn của Sở GDĐT theo Công văn 785/SGDĐT-GDTH ngày 23/5/2019 về Hướng dẫn tài liệu dạy học cấp tiểu học năm học 2019-2020.
Tiếp tục đẩy mạnh tổ chức dạy học môn Tin học tự chọn ở các trường tiểu học tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, tăng số lượng trường, lớp, học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 được học môn Tin học. Thực hiện có hiệu quả việc xây dựng kế hoạch giáo dục môn học; đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên Tin học, tăng cường đầu tư nâng cấp thiết bị dạy học để từng bước nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học.
Cùng với việc tổ chức tốt dạy học Tin học cho học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 theo quy định trong chương trình, nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục tin học cho học sinh cấp tiểu học nhằm giúp học sinh lớp 1, lớp 2 được làm quen với tin học và đáp ứng sở thích, nhu cầu, phát hiện và bồi dưỡng phát triển năng lực tin học, tư duy khoa học máy tính, hình thành và nuôi dưỡng đam mê khoa học, công nghệ cho học sinh tiểu học.
Tham mưu UBND thị xã và phòng giáo dục xây dựng đề án, kế hoạch chuẩn bị tốt điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo được tập huấn, bồi dưỡng theo quy định của Bộ GDĐT, từng bước được chuẩn hóa để tổ chức dạy học Tin học theo CTGDPT 2018 từ năm học 2022-2023. Có giải pháp phù hợp đảm bảo học sinh ở tất cả các trường đều được học Tin học.
Dạy học tiếng Dân tộc thiểu số và tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
+ Tiếp tục thực hiện Quyết định số 1764/QĐ-UBND ngày 16/6/2017 của Chủ tịch UBND thị xã Buôn Hồ về việc ban hành Kế hoạch “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến 2025 trên địa bàn thị xã Buôn Hồ”; Công văn số 163/PGDĐT-GDTH, ngày 05/8/2019 của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Buôn Hồ về việc thực hiện các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học từ năm học 2019-2020; Công văn số 164/PGDĐT-GDTH, ngày 05/8/2019 của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Buôn Hồ về việc thực hiện tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp 1 vùng dân tộc thiểu số bằng tài liệu Em nói tiếng Việt;
+ Đối với lớp 1, 2 tập trung tối đa thời lượng để dạy tiếng Việt và tăng cường tiếng Việt. Ứng dụng bộ tài liệu “Em nói tiếng Việt” lớp 1; “Tăng cường tiếng Việt” lớp 2 của Đề án để tăng cường kĩ năng nghe, nói cho học sinh nhằm giải quyết khó khăn trong thời gian đầu năm học. Tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh, cộng đồng sử dụng bộ tài liệu của Đề án để hỗ trợ học sinh tăng cường tiếng Việt ngoài thời gian học ở trường.
+ Xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh qua các hoạt động dạy học tiếng Việt trong các môn học và hoạt động giáo dục; tổ chức các trò chơi học tập, các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ; hoạt động đọc sách, thi kể chuyện, giao lưu “Tiếng Việt của chúng em”; dạy tiết đọc tại thư viện…
Áp dụng các phương pháp, phương tiện, kĩ thuật dạy học phù hợp với học sinh vùng dân tộc thiểu số; bồi dưỡng học sinh khó khăn trong việc học nhằm đảm bảo cho học sinh đạt chuẩn năng lực của mỗi khối lớp và của cấp học.
Các đơn vị tích cực tham mưu với chính quyền địa phương thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ đối với học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn nhằm động viên, khích lệ học sinh chuyên cần tới trường, đảm bảo quyền bình đẳng của học sinh giữa các vùng miền. Làm tốt công tác xã hội hoá, huy động sự
hỗ trợ về sách, đồ dùng học tập, bữa ăn trưa cho học sinh dân tộc thiểu số.
4. Thực hiện giáo dục đối với trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và tổ chức thực hiện lớp học linh hoạt, lớp ghép
Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục đối với trẻ khuyết tật theo Luật Người khuyết tật 2010 và các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục người khuyết tật. Căn cứ vào Kế hoạch giáo dục người khuyết tật giai đoạn 2018-2020 của ngành Giáo dục ban hành kèm theo Quyết định số 338/QĐ-BGDĐT ngày 30/01/2018; Thông tư số 03/2018/TT-BGDĐT ngày 29/01/2018 Quy định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật; Thông tư số 15/2019/TT-BGDĐT ngày 30/8/2019 ban hành Quy định Chuẩn quốc gia về chữ nổi Braille cho người khuyết tật và Thông tư số 17/2020/TT-BGDĐT ngày 29/6/2020 ban hành Quy định Chuẩn quốc gia về ngôn ngữ kí hiệu cho người khuyết tật.
Nhà trường đảm bảo các điều kiện để trẻ em khuyết tật được tiếp cận với giáo dục, tăng cường giáo dục hòa nhập; tăng cường tuyên truyền trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về vấn đề giáo dục hòa nhập, trong đó học sinh học hòa nhập được học tập và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân; tùy từng dạng tật, mức độ khuyết tật mà học sinh được miễn một phần, một số nội dung, một số môn học với mục đích giúp học sinh khuyết tật được tương tác cùng bạn bè, các em hòa nhập và yêu cuộc sống. Nhà trường tiếp tục tham mưu với các cấp có thẩm quyền để thực hiện đầy đủ các chính sách đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập và đối với các cơ sở giáo dục có học sinh khuyết tật học hòa nhập.
5. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, gắn giáo dục nhà trường với thực tiễn cuộc sống; tổ chức các hoạt động trải nghiệm; xây dựng, phát triển thư viện trường tiểu học đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực học sinh
Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, kế hoạch nhà trường phù hợp với thực tiễn và tâm sinh lý học sinh. Thực hiện dạy học gắn kết giữa lý thuyết với thực hành; tăng cường các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống của học sinh. Tăng cường thực hiện tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm theo hướng dẫn tại Công văn số 3535/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019; tích hợp vào các hoạt động giáo dục nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử, giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng tự bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại, bạo lực, kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước, kĩ năng đảm bảo an toàn trên môi trường mạng, tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo, kĩ năng quản lý tài chính; thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe và y tế trường học, ứng phó kịp thời với diễn biến dịch Covid-19… cho học sinh.
Nhà trường triển khai nội dung giáo dục địa phương và tích hợp vào dạy học các môn học, hoạt động trải nghiệm đối với lớp 1 theo hướng dẫn tại Công văn số 3535/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019 (Sở GDĐT sẽ có công văn hướng dẫn sau); các lớp 2,3,4,5 tiếp tục thực hiện Quyết định số 558/QĐ/SGDĐT ngày 8/8/2018 về việc Hướng dẫn dạy học tài liệu địa phương trong trường phổ thông.
Triển khai bộ tài liệu giáo dục bảo tồn động vật hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng cho học sinh tiểu học.
Xây dựng kế hoạch và triển khai dạy học trực tuyến đảm bảo thực hiện đúng, có chất lượng, hiệu quả, nội dung dạy học theo quy định; phù hợp với kĩ năng của giáo viên, khả năng lĩnh hội và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh; khi thực hiện phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống phần mềm, học liệu dạy học trực tuyến; đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành về an toàn thông tin mạng; công nhận kết quả dạy và học trực tuyến phải dựa trên cơ sở đánh giá chính xác, khách quan kết quả học tập của học sinh và theo các quy định của Bộ GDĐT về đánh giá học sinh. Tiếp tục triển khai thực hiện việc dạy học qua internet, trên truyền hình theo hướng dẫn tại Công văn số 1061/BGDĐT-GDTrH ngày 25/3/2020 của Bộ GDĐT.
Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong trường học, thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/2/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021, đưa nội dung giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và văn hóa giao thông vào trong chương trình chính khóa dưới hình thức tích hợp vào nội dung một số môn học và hoạt động giáo dục. Sử dụng tài liệu giảng dạy theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo theo công văn 785/SGD ĐT-GDTH ngày 23/5/2019 về Hướng dẫn tài liệu dạy học cấp tiểu học năm học 2019-2020.
Nghiên cứu, vận dụng triển khai mô hình thư viện thân thiện trường tiểu học phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương một cách linh hoạt và hiệu quả theo Công văn số 430/BGDĐT-GDTH ngày 30/01/2019, Công văn số 802/SGDĐT- GDTH ngày 11/6/2020 về việc hướng dẫn triển khai thư viện thân thiện trường tiểu học; tổ chức các hoạt động thư viện trường tiểu học nhằm hình thành thói quen đọc sách, ý thức tự học, tự nghiên cứu và phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học. Thực hiện tốt Kế hoạch số 46/KH-SGDĐT ngày30/5/2018 của Sở GDĐT về việc triển khai thực hiện Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Công văn số 1401/SGDĐT – GDTH ngày 09/10/2017 của Sở GDĐT về hướng dẫn công tác thư viện trường tiểu học; sắp xếp bố trí nhân viên thư viện đúng chuyên môn làm công tác thư viện; tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên và nhân viên thư viện về công tác tổ chức hoạt động đọc cho học sinh; dành thời lượng phù hợp cho tiết đọc thư viện; đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật, học liệu và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và tổ chức hoạt động thư viện; huy động sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng trong quá trình tổ chức hoạt động nhằm góp phần xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.
6. Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tiểu học đảm bảo đủ về số lượng, chuẩn hóa về trình độ đào tạo, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao chất lượng theo chuẩn nghề nghiệp
Thực hiện quản lý, đánh giá đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng bảo đảm thực chất, gắn với thi đua, khen thưởng để tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo gắn bó với nghề; tiếp tục rà soát chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo Luật Giáo dục năm 2019 (Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT quy định Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông.) ; rà soát công tác quản lý biên chế, tuyển dụng giáo viên theo chuẩn về trình độ đào tạo; bảo đảm số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Tổ chức rà soát, tổng hợp và xây dựng kế hoạch theo lộ trình để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học đạt chuẩn trình độ theo quy định tại Thông tư số 24/2020/TT-BGDĐT ngày 25/8/2020 của Bộ GDĐT về việc Quy định việc sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo, Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.
Rà soát cơ cấu đội ngũ giáo viên theo môn học, hoạt động giáo dục; xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng giáo viên bảo đảm số lượng và chất lượng, cân đối về cơ cấu giáo viên, nhân viên, nhất là các môn Tin học, Ngoại ngữ, Mĩ thuật, Âm nhạc, Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu triển khai CTGDPT 2018. Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03/7/2020 của Chính phủ về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế. Tổ chức tốt việc bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng chuẩn nghề nghiệp và thực hiện CTGDPT 2018 gắn với thực tiễn của địa phương.
7. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng có hiệu quả cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục về thực hiện CTGDPT2018, đặc biệt đối với đội ngũ giáo viên dạy lớp 2 năm học 2021-2022
Triển khai kế hoạch tập huấn cho các đối tượng thực hiện CTGDPT 2018 phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường các mô đun về phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá và xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường trong năm 2020. Thực hiện quy định của Bộ GDĐT về xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán và giáo viên cốt cán các môn học để triển khai bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên đại trà theo phương thức bồi dưỡng qua mạng, thường xuyên, liên tục, ngay tại trường; gắn nội dung bồi dưỡng thường xuyên với nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn trong trường và cụm trường.
Nhà trường xây dựng kế hoạch phân công giáo viên dạy học lớp 2 năm học 2021-2022, phối hợp bồi dưỡng giáo viên, bồi dưỡng cho 100% giáo viên dạy học lớp 2 về CTGDPT 2018 và hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa lớp 2 nhằm chuẩn bị tốt cho năm học 2021-2022.
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn và hướng dẫn giáo viên trong tổ, nhóm chuyên môn tham gia cùng xây dựng kế hoạch cá nhân, kịp thời phát hiện thuận lợi, khó khăn và đề xuất những biện pháp giải quyết khó khăn về chuyên môn, nghiệp vụ khi thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới.
Nhà trường tham mưu với phòng GDĐT thị xã và phòng TC-KH thị xã tham mưu UBND thị xã hàng năm phân bổ kinh phí về trường để chi trả cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên Chương trình GDPT 2018 theo các hướng dẫn của Bộ và Sở.
Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục tiểu học
Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về tổ chức thực hiện CTGDPT 2018 tại các địa phương, chủ động tham mưu, đẩy mạnh công tác truyền thông về GDĐT, tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới GDĐT, đặc biệt việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mà trọng tâm là thực hiện đối với lớp 1 và công tác chuẩn bị đối với lớp 2 từ năm học 2021-2022 (Theo quy định tại Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019 ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên; Thông tư số 18/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông; Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.
Theo Quyết định số 4660/QĐ-BGDĐT ngày 04/12/2019 của Bộ GDĐT ban hành danh mục các mô đun bồi dưỡng giáo viên cốt cán và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán để thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông; Kế hoạch số 41/KH- BGDĐT ngày 22/01/2020 của Bộ GDĐT Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông, giảng viên sư phạm chủ chốt, giảng viên quản lý giáo dục chủ chốt năm 2020.
Công văn số 3587/BGDĐT-GDTrH ngày 20/08/2019 của Bộ GDĐT về việc lựa chọn và tổ chức tập huấn giáo viên cốt cán và cán bộ quản lý giáo dục phổ thông cốt cán.
Tổ chức và định hướng truyền thông, tuyên truyền các chủ trương, chính sách mới về GDĐT; chủ động xử lý các vấn đề truyền thông, nâng cao việc phân tích và xử lý thông tin, đáp ứng yêu cầu truyền thông của ngành GD&ĐT thị xã. Tiếp tục tăng cường truyền thông nội bộ, bảo đảm các chủ trương đổi mới, quy định của Ngành đến được từng cán bộ, giáo viên, người lao động trong các cấp quản lý và cơ sở giáo dục; tổ chức tập huấn cho cán bộ chuyên trách truyền thông nhằm nâng cao kỹ năng phát ngôn và cung cấp thông tin về giáo dục và đào tạo.
Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục chủ động viết và đưa tin, bài về các hoạt động của Ngành, tập trung vào các tin bài về việc triển khai thực hiện CTGDPT 2018 nhất là các gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến của cấp học để khích lệ các thầy cô giáo, các em học sinh phấn đấu, vươn lên, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.
Thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo: Công văn số 708/SGDĐT-GDTH Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn cấp tiểu học; Công văn số 3535/BGDĐT-GDTH Hướng dẫn thực hiện nội dung Hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học; Công văn số 3539/BGDĐT-GDTH Hướng dẫn tổ chức dạy học Tin học và tổ chức hoạt động tin học ở cấp tiểu học; Công văn số 882/SGDĐT-GDTH Hướng dẫn tổ chức dạy học môn Tiếng Anh tự chọn lớp 1, 2.
V. Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục tiểu học Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về tổ chức thực hiện CTGDPT 2018 tại các địa phương, chủ động tham mưu, đẩy mạnh công tác truyền thông về GDĐT, tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới GDĐT, đặc biệt việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mà trọng tâm là thực hiện đối với lớp 1 và công tác chuẩn bị đối với lớp 2 từ năm học 2021-2022.
Tổ chức và định hướng truyền thông, tuyên truyền các chủ trương, chính sách mới về GDĐT; chủ động xử lý các vấn đề truyền thông, nâng cao việc phân tích và xử lý thông tin, đáp ứng yêu cầu truyền thông của ngành GD&ĐT thị xã. Tiếp tục tăng cường truyền thông nội bộ, bảo đảm các chủ trương đổi mới, quy định của Ngành đến được từng cán bộ, giáo viên, người lao động trong các cấp quản lý và cơ sở giáo dục; tổ chức tập huấn cho cán bộ chuyên trách truyền thông nhằm nâng cao kỹ năng phát ngôn và cung cấp thông tin về giáo dục và đào tạo.
Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục chủ động viết và đưa tin, bài về các hoạt động của Ngành, tập trung vào các tin bài về việc triển khai thực hiện CTGDPT 2018 nhất là các gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến của cấp học để khích lệ các thầy cô giáo, các em học sinh phấn đấu, vươn lên, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.
Theo quy định tại Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019 ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên; Thông tư số 18/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông; Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.
Theo Quyết định số 4660/QĐ-BGDĐT ngày 04/12/2019 của Bộ GDĐT ban hành danh mục các mô đun bồi dưỡng giáo viên cốt cán và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán để thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông; Kế hoạch số 41/KH- BGDĐT ngày 22/01/2020 của Bộ GDĐT Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông, giảng viên sư phạm chủ chốt, giảng viên quản lý giáo dục chủ chốt năm 2020.
6 Công văn số 3587/BGDĐT-GDTrH ngày 20/08/2019 của Bộ GDĐT về việc lựa chọn và tổ chức tập huấn giáo viên cốt cán và cán bộ quản lý giáo dục phổ thông cốt cán.
V.Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục tiểu học
Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về tổ chức thực hiện CTGDPT 2018, chủ động tham mưu, đẩy mạnh công tác truyền thông về GDĐT, tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới GDĐT, đặc biệt việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mà trọng tâm là thực hiện đối với lớp 1 và công tác chuẩn bị đối với lớp 2 từ năm học 2021-2022.
Tổ chức và định hướng truyền thông, tuyên truyền các chủ trương, chính sách mới về GDĐT; chủ động xử lý các vấn đề truyền thông, nâng cao việc phân tích và xử lý thông tin, đáp ứng yêu cầu truyền thông của ngành GD&ĐT thị xã. Tiếp tục tăng cường truyền thông nội bộ, bảo đảm các chủ trương đổi mới, quy định của Ngành đến được từng cán bộ, giáo viên, người lao động trong các cấp quản lý và cơ sở giáo dục; tổ chức tập huấn cho cán bộ chuyên trách truyền thông nhằm nâng cao kỹ năng phát ngôn và cung cấp thông tin về giáo dục và đào tạo.
Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục chủ động viết và đưa tin, bài về các hoạt động của Ngành, tập trung vào các tin bài về việc triển khai thực hiện CTGDPT 2018 nhất là các gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến của cấp học để khích lệ các thầy cô giáo, các em học sinh phấn đấu, vươn lên, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.
Thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo: Theo quy định tại Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019 ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên; Thông tư số 18/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông; Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.
Theo Quyết định số 4660/QĐ-BGDĐT ngày 04/12/2019 của Bộ GDĐT ban hành danh mục các mô đun bồi dưỡng giáo viên cốt cán và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán để thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông; Kế hoạch số 41/KH- BGDĐT ngày 22/01/2020 của Bộ GDĐT Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông, giảng viên sư phạm chủ chốt, giảng viên quản lý giáo dục chủ chốt năm 2020.
Công văn số 3587/BGDĐT-GDTrH ngày 20/08/2019 của Bộ GDĐT về việc lựa chọn và tổ chức tập huấn giáo viên cốt cán và cán bộ quản lý giáo dục phổ thông cốt cán.
IX. Biện pháp thực hiện:
1.Biện pháp thực hiện:
a. Tư tưởng chính trị:
– Đối với CB-CNVC: Luôn luôn có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định không giao động trước mọi khó khăn. Sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, chấp hành tốt mọi chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, hương ước của địa phương.
Thực hiện tốt các cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
– Nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo. Thực sự là tấm gương sáng cho đồng nghiệp và học sinh noi theo.
– Nêu cao tinh thần “Kỷ cương- tình thương- trách nhiệm”
* Đối với học sinh:
– Ngoan ngoãn lễ phép, thực hiện tốt “5 điều Bác Hồ dạy”. Tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau. Không vi phạm các tệ nạn xã hội, xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
– Thực hiện tốt nội quy, quy chế nhà trường đề ra.
– Thực hiện tốt các nhiệm vụ của người học sinh.
– Tham gia sinh hoạt ngoại khoá, bảo vệ cảnh quan, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
2. Công tác quản lý – chỉ đạo
– BGH nhà trường có kế hoạch chỉ đạo mọi hoạt động của nhà trường theo đúng công văn, chỉ thị, văn bản, nhiệm vụ năm học của ngành phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường, thực tế của địa phương.
– Chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua.
– Tổ chức mở chuyên đề cấp trường, tổ khối theo yêu cầu của giáo viên. Tạo điều kiện cho giáo viên cùng nhau thảo luận để thống nhất tìm ra hình thức tổ chức dạy học đạt hiệu quả cao nhất.
– Cập nhật hoàn thành hồ sơ PCGDTTĐĐT, cập nhật sổ sách đầy đủ, chính xác số liệu. Cùng địa phương duy trì PCGDTH .
– Trong công tác chỉ đạo chuyên môn, vận dụng phương pháp đổi mới phát huy tính tích cực của GV và học sinh; trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm, GV chỉ là người hướng dẫn.
– Chỉ đạo giáo viên dạy đúng chương trình chuẩn kiến thức – kĩ năng, phối hợp dạy tích hợp và lồng ghép theo chương trình quy định, chỉ đạo việc thường xuyên tự làm, sử dụng và bảo quản tốt đồ dùng dạy học.
– Thực hiện công tác thanh, kiểm tra nội bộ theo kế hoạch xây dựng.
– Phát huy tinh thần dân chủ hoá trường học và xã hội hoá giáo dục. Tham mưu với chính quyền địa phương và ngành cấp trên, ban đại diện CMHS để đẩy mạnh việc xây dựng CSVC trường lớp và hỗ trợ các phong trào hoạt động giáo dục
3. Hoạt động chuyên môn:
– Thực hiện soạn giảng, lập kế hoạch dạy đầy đủ theo hướng đổi mới, cải tiến, sáng tạo phương pháp giảng dạy theo hướng phân hóa đối tượng học sinh, phát huy năng lực và phẩm chất học sinh. Đánh giá nhận xét quá trình học tập của học sinh theo thông 30/2014 của BGDĐT và Thông tư 22/2016 –BGD ĐT sửa đổi, bổ sung đối với lớp 2,3,4,5. Đánh giá nhận xét học sinh theo thông tư 27/2018 của BGD đối với lớp 1.
– Mở chuyên đề cấp trường, khối. Tham gia sinh hoạt chuyên môn cụm trường.
– Tập huấn lại công tác ra đề thi và nhận xét học bạ.
– Sinh hoạt tổ chuyên môn ít nhất 2 lần /tuần.
– Tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học.
– Mở chuyên đề thiết kế giáo án trình chiếu.
– Thường xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chuyên môn. Tăng cường tự làm, sử dụng và bảo quản tốt ĐDDH một cách có hiệu quả, hạn chế tình trạng dạy chay. Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, thường xuyên đánh giá nhận xét quá trình học tập và sự tiến bộ của học sinh thông qua rèn kĩ năng sống. Duy trì và nâng cao chất lượng dạy học. Tìm tòi thêm tài liệu, sách tham khảo để tăng cường chất lượng GD. Tăng cường biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu và phụ đạo học sinh chậm tiếp thu trong từng khối lớp.
– Duy trì phong trào VSCĐ, Trang trí lớp học tích cực.
– Tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trực tiếp và gián tiếp.
4. Công tác đoàn thể
4.1. Phối hợp với Công đoàn
– Giữ vững và xây dựng khối đoàn kết nội bộ cao.
– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đội ngũ CBVC, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hương ước của địa phương. Vận động, tổ chức tuyên truyền và thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.“ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học, sáng tạo”.
– Tham gia và tổ chức tốt các hội thi, hoạt động TDTT, văn nghệ… chào mừng các ngày lễ lớn trong năm.
– Tổ chức thăm hỏi CĐV khi ốm đau hoạn nạn.
– Tổ chức cho CBVC tổ chức gây quỹ tham quan học hỏi và giúp công đoàn viên phát triển kinh tế gia đình.
– Thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của CBVC.
– Phối hợp với chuyên môn trong một số hoạt động liên quan trực tiếp đến CB,VC như đánh giá, xếp loại giáo viên, cán bộ quản lý theo chuẩn nghề nghiệp, công tác thi đua khen thưởng…đảm bảo sự công bằng khách quan, đánh giá được người lao động theo nhiệm vụ và mức độ hoàn thành công việc.
– Cùng tham gia và phối hợp triển khai xây dựng đời sống văn hóa nhà giáo, đẩy mạnh công tác đền ơn đáp nghĩa, hoạt động nhân đạo từ thiện, phối hợp với nhà trường thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường.
– Tiếp tục triển khai các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động, tích cực tham gia các hoạt động xã hội nhân đạo, từ thiện.
– Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm tra việc chấp hành điều lệ công đoàn, việc thực hiện các quy định, quy chế quản lý sử dụng tài chính, tài sản và các hoạt động công đoàn.
– Thực hiện đúng nguyên tắc công tác thu – chi và quản lý tài sản đảm bảo tính công khai, minh bạch, thực hành tiết kiệm, bảo đảm kinh phí cho hoạt động công đoàn một cách hiệu quả và tiết kiệm.
– Giới thiệu cho chi bộ 2 quần chúng ưu tú để phát triển đảng viên.
– Tuyên truyền, vận động CBVC thực hiện tốt công tác KHHGĐ.
– Cuối năm 100% công đoàn viên đạt tấm gương sáng.
– Triển khai thực hiện nghiêm túc TT 06/ TTBGD ĐT về văn hóa ứng xử trường học.
– Động viên CĐV tham gia học các lớp nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
4,2 . Đoàn thanh niên:
– Thực hiện tốt công trình thanh niên và các phong trào thi đua của nhà trường và các ban ngành địa phương.
– Giới thiệu cho chi bộ 2 quần chúng ưu tú để phát triển đảng viên. Kết nạp 2 đồng chí vào đảng.
– Tuyên truyền, vận động đoàn viên thực hiện tốt công tác KHHGĐ.
– Cuối năm 100% đoàn viên đạt tấm gương sáng.
– Tích cực tham gia các hoạt động xã hội nhân đạo, từ thiện.
– Phối hợp với chuyên môn trong một số hoạt động liên quan trực tiếp đến đoàn viên như đánh giá, xếp loại giáo viên, cán bộ quản lý theo chuẩn nghề nghiệp, công tác thi đua khen thưởng
– Tổ chức chăm sóc, viếng nghĩa trang liệt sĩ vào các ngày lễ lớn 22/12; 26/3; 30/4, 27/7.
– Phối hợp với đội thiếu niên tiền phong HCM thực hiện các phong trào thi đua của nhà trường.
4.2. Đội TNTP – sao nhi đồng
Thực hiện tốt chương trình hành động của HĐĐ thị xã Buôn Hồ, của ngành, của nhà trường phát động trong năm. Thực hiện theo đúng nghị quyết đại hội liên đội đã xây dựng.
– Chủ đề: Thiếu nhi Việt Nam tự hào truyền thống, tiến bước lên đoàn.
– Tổ chức tốt các phong trào, tổ chức luyện tập sinh hoạt đội đều đặn có chất lượng.
– Xây dựng kế hoạch chăm sóc tượng đài thị xã Buôn Hồ.
– Phối hợp với chuyên môn tổ chức Hội thi: Tìm hiểu luật ATGT, Hát dân ca, Chúng em kể chuyện Bác Hồ, Nhi đồng chăm ngoan – phụ trách sao giỏi, các trò chơi dân gian, trải nghiệm sáng tạo, hoạt động ngoài giờ lên lớp, … chào mừng các ngày lễ lớn trong năm.
– Tham gia các phong trào từ thiện. Phát động phong trào nuôi heo đất, phong trào kế hoạch nhỏ để giúp bạn nghèo vượt khó.
– Bồi dưỡng và kết nạp 100% nhi đồng khối 3 vào đội.
– Tổ chức tập luyện tham gia các hội thi do hội đồng đội tổ chức.
5. Thư viện.
– CBTV mở đầy đủ các loại hồ sơ. Ghi chép cập nhật đầy đủ số liệu sách tham khảo, các loại sách, báo. Bảo quản sách và ĐDDH, trang thiết bị dạy học cẩn thận, gọn gàng ngăn nắp.
– Thường xuyên kiểm tra thiết bị, đồ dùng dạy học, báo cáo với ban giám hiệu để có biện pháp cải tiến ĐDDH, mua sắm thêm.
– Có kế hoạch tham mưu với đội để xây dựng tủ sách bạn đọc.
– Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị và bổ sung sách giáo khoa, báo chí, tài liệu tham khảo cho thư viện. Trên cơ sở xây dựng thư viện đạt chuẩn quốc gia, gắn với trường tiên tiến.
– Vận động CBGV, phụ huynh, HS xây dựng tủ sách thư viện, thường xuyên mở cửa, trưng bày sách báo, đồ dùng thiết bị dạy học cho giáo viên và học sinh đọc và tham khảo, mượn, kiểm kê cuối kỳ, cuối năm để báo cáo và có kế hoạch bổ sung.
– Thu hồi sách giáo khoa đầy đủ, ĐDDH cuối kì, năm. Kiểm kê và báo cáo số lượng cụ thể.
– Cuối năm đạt thư viện tiên tiến cấp thị xã.
-Phối hợp thực hiện tốt tiết đọc thư viện, mượn trả sách, tuyên truyền sách mới.
6. Tài chính- thủ quỹ
– Chấp hành giờ làm việc, cập nhật sổ sách thu- chi đầy đủ rõ ràng, chính xác, hàng tháng báo cáo quỹ với chủ tài khoản, hàng quý đối chiếu với tài chính đúng thời gian, thanh toán kịp thời các chế độ cho CBVC theo văn bản hiện hành.
– Lập dự toán báo cáo chủ tài khoản để có kế hoạch thu – chi hợp lý.
7. Văn thư
Cập nhật thông tin hàng ngày, xử lý công văn, báo cáo kịp thời chính xác. Làm tốt công tác thông tin hai chiều. Lưu trữ công văn đầy đủ, sắp xếp khoa học dễ tra cứu.
8. Y tế học đường
Đảm bảo tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh. Phối kết hợp với cán bộ Y tế phường Đạt Hiếu, khám sức khỏe định kì cho học sinh, phòng ngừa các bệnh dịch theo từng thời điểm.
9. Công tác xã hội hoá giáo dục
– Nhà trường kết hợp với các TDP trên địa bàn huy động 100% trẻ đúng độ tuổi vào lớp 1, huy động số học sinh có hoàn cảnh khó khăn và số học sinh bỏ học đến trường.
– Phối hợp chặt chẽ với BĐDHCMHS để nắm bắt tình hình học tập của các em từ đó có hướng chỉ đạo học tập tốt hơn.
Tham mưu với BĐDHCMHS đẩy mạnh công tác XHHGD.
10. Công tác XD CSVC
– Từng bước tham mưu với các cấp; huy động nguồn kinh phí đóng góp tự nguyện để làm hàng rào, hành lang an toàn cổng trường. Mua máy giặt, đồ dùng phục vụ bán trú. Tham mưu mua sắm CSVC
11. Công tác bán trú:
Đảm bảo đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Thực hiện tốt việc kiểm thực 3 bước.
Tổ chức theo dõi kiểm tra chất lượng thực phẩm, đảm bảo ATTP.
Quản lý chặt chẽ số lượng học sinh. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho HS khi ở lại trường.
12. Công tác khác
– Bảo vệ trực bảo đảm tốt an ninh trường học và CSVC cũng như mọi tài sản của nhà trường, Chăm sóc bảo vệ cây cảnh, cây xanh.
– Vệ sinh quét dọn lớp sạch sẽ hàng ngày.
– Lao động xung quanh trường theo lịch đã phân công. Đảm bảo vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Đảm bảo cảnh quang môi trường giáo dục tốt.
X. Chỉ tiêu phấn đấu năm học: 2020 – 2021.
1. Đối với tập thể và giáo viên
Giáo viên dạy giỏi cấp trường: 22 GV tỉ lệ 100%, Giáo viên dạy giỏi cấp thị xã: 05TL 20%.
Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh: 02 GV tỉ lệ 9,1%.
Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường: 15GV tỉ lệ 100%
Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp thị xã : 3 GV tỉ lệ 20%
Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh 1: 1GV tỉ lệ 6,7%
SKKN cấp trường: 28 Đ/C tỉ lệ 100%, Thị xã: 07 TL 25%.
Chuẩn nghề nghiệpGVTH xuất sắc: 1 Đ/C tỉ lệ 4,8% . Khá: 20 GV tỉ lệ 95,2%( 1 Đ/C GV hợp đồng không xét).
Chuẩn hiệu trưởng –phó hiệu trưởng khá : 2 đồng chí tỉ lệ 100%
CSTĐ cấp cơ sở: 08đ/c –TL 28,6 %
LĐTT: 27 đ/c-TL 96,4 %(1đồng chí hợp đồng không xét LĐTT)
– Hoàn thành chỉ tiêu 1 đồ dùng dạy học dự thi/ 1GV, bổ sung vào thư viện/năm học/1 giáo viên;
– Tự học nâng cao trình độ chính trị nghiệp vụ chuyên môn theo kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên 100 %;
– 100% GV-NV biết ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác và giảng dạy, 100% GV biết thiết kế giáo án điện tử giảng dạy.
– Tham gia đầy đủ các phong trào, Hội thi do Ngành Giáo dục, Ban ngành tổ chức.
– Giấy khen UBND Thị xã: 07 đ/c – TL 25%
-Bằng khen UBND tỉnh 1 đồng chí
2. Đối với học sinh
– Huy động trẻ 6 tuổi vào học lớp 1: 100%.
– Huy động trẻ 6 đến 14 tuổi: 100%.
– Học tập:
Hoàn thành chương trình tiểu học học 62 em TL 100%.
Hoàn thành chương trình lớp học 446 HS TL 99.6%.
Chưa hoàn thành lớp học 2 HS- TL 0,4%.
– Năng lực, Phẩm chất:
HS được đánh giá Đạt trở lên 446 HS – TL 99,6%.
Chưa HT: 2 TL 0,4%
– Duy trì sĩ số 100%. Không có học sinh bỏ học.
– Hiệu quả đào tạo: trên 90%.
Học sinh xuất săc 144 em TL 31,7%.
Học sinh vượt trội 147 em TL 32,4 %.
Lớp XS: 10 Lớp- TL 66,7 %
Lớp TT: 05 Lớp- TL 33.3%
Chi đội vững mạnh 08 – TL100%
Sao nhi đồng chăm ngoan 07 – TL100%
Tổ chức các câu lạc bộ tiếng Anh, Toán, TDTT, Văn nghệ…
3. Đối với tập thể
Tổ TTXS: 01 Tổ- TL 20%
Tổ TT: 04 Tổ – TL 80%
Đơn vị đạt danh hiệu tập thể: Tập thể Lao động Xuất sắc.
Chi bộ đạt danh hiệu: Trong sạch vững mạnh xuất sắc
Công đoàn cơ sở đạt: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Đoàn thanh niên: Đạt vững mạnh xuất sắc.
Đội TNTPHCM: Đạt vững mạnh xuất sắc.
Đề nghị thủ tướng chính phủ tặng cờ thi đua
– Tổ chức các hoạt động vui chơi; ôn lại truyền thống, ý nghĩa các ngày lễ lớn: ngày Quốc khánh, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12, ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2, ngày 8/3, 26/3, giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4, 01/5, 19/5;
– Tổ chức 9 chuyên đề cấp trường/ năm. Cấp tổ mỗi tổ 6-9 chuyên đề/năm. Thao giảng 4 tiết/ khối/ năm; Kiểm tra nội bộ theo kế hoạch.
-Phấn đấu duy trì danh hiệu Trường học Thân thiện học sinh tích cực”, “Trường học Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn mức độ cao”, Trường An toàn – phòng chống tai nạn, thương tích.
Chỉ tiêu phấn đấu từng môn học
I. Kết quả học tập TS NỮ DT K1 K2 K3 K4 K5
1. Tiếng Việt 448 209 8 111 91 97 87 62
Hoàn thành tốt 155 92 4 40 35 39 23 18
Hoàn thành 291 116 4 69 56 58 64 44
Chưa hoàn thành 2 1 0 2
2. Toán 448 209 8 111 91 97 87 62
Hoàn thành tốt 206 110 4 50 45 53 31 27
Hoàn thành 240 97 4 59 46 44 56 35
Chưa hoàn thành 2 2 0 2
3. Khoa học 149 62 0 87 62
Hoàn thành tốt 66 31 0 44 22
Hoàn thành 83 31 0 43 40
Chưa hoàn thành 0 0 0
4. Lịch sử và Địa lí 149 62 0 87 62
Hoàn thành tốt 48 20 0 28 20
Hoàn thành 101 42 0 59 42
Chưa hoàn thành 0 0 0
5. Tiếng Anh 448 209 8 111 91 97 87 62
Hoàn thành tốt 155 95 4 41 35 40 23 16
Hoàn thành 293 114 4 70 56 57 64 46
Chưa hoàn thành 0 0 0
6. Tin học 448 209 8 111 91 97 87 62
Hoàn thành tốt 154 89 4 46 35 31 25 17
Hoàn thành 294 120 4 65 56 66 62 45
Chưa hoàn thành 0 0 0
7. Đạo đức 448 209 8 111 91 97 87 62
Hoàn thành tốt 186 107 4 53 43 43 27 20
Hoàn thành 262 102 4 58 48 54 60 42
Chưa hoàn thành 0 0 0
8. Tự nhiên và Xã hội 349 147 8 111 91 97 87 62
Hoàn thành tốt 180 84 4 59 37 43 25 20
Hoàn thành 169 63 4 52 54 54 62 42
Chưa hoàn thành 0 0 0
9. Âm nhạc 448 209 8 111 91 97 87 62
Hoàn thành tốt 176 99 4 53 37 41 27 17
Hoàn thành 272 110 4 58 54 56 60 45
Chưa hoàn thành 0 0 0
10. Mĩ thuật 448 209 8 111 91 97 87 62
Hoàn thành tốt 169 95 4 47 37 41 25 20
Hoàn thành 279 114 4 64 54 56 62 42
Chưa hoàn thành 0 0 0
11. Thủ công, Kỹ thuật 337 153 2 91 97 87 62
Hoàn thành tốt 129 67 0 38 46 28 20
Hoàn thành 208 86 2 53 51 59 42
Chưa hoàn thành 0 0 0
12. Thể dục 448 209 8 111 91 97
Hoàn thành tốt 182 94 4 56 35 43 87 62
Hoàn thành 266 115 4 55 56 54 36 32
Chưa hoàn thành 0 0 0 51 30
II. Năng lực 0
1. Tự phục vụ, tự quản 448 209 8 111 91 97 87 62
Tốt 259 138 4 67 65 59 42 32
Đạt 189 71 4 44 26 38 45 30
Cần cố gắng 0 0 0
2. Hợp tác 448 209 8 111 91 97 87 62
Tốt 249 135 4 67 51 57 28 26
Đạt 199 74 4 44 40 40 59 36
Cần cố gắng 0 0 0
3.Tự học và giải quyết VĐ 448 209 8 111 91 97 87 62
Tốt 212 118 4 60 48 50 34 26
Đạt 236 91 4 51 43 47 53 38
Cần cố gắng 0 0 0
III. Phẩm chất 0 0
1. Chăm học chăm làm 448 209 8 111 91 97 87 62
Tốt 236 144 4 64 60 52 46 32
Đạt 212 65 4 47 31 45 41 30
Cần cố gắng 0 0 0 0
2. Tự tin trách nhiệm 448 209 8 111 91 97 87 62
Tốt 299 154 4 71 80 70 51 40
Đạt 149 55 4 40 11 27 36 22
Cần cố gắng 0 0 0 0
3. Trung thực, kỷ luật 448 209 8 111 91 97 87 62
Tốt 342 172 5 84 83 84 55 58
Đạt 106 37 3 27 8 13 32 4
Cần cố gắng 0 0 0 0
4. Đoàn kết, yêu thương 448 209 8 111 91 97 87 62
Tốt 375 185 6 86 91 85 23 18
Đạt 73 24 2 25 12 64 44
Cần cố gắng 0 0 0
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Trên cơ sở những nội dung hướng dẫn của nhà trường, căn cứ vào tình hình thực tiễn tại địa phương, nhà trường, tổ khối, HS các bộ phận xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện.
Trên đây là kế hoạch, giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021. Yêu cầu các đ/c CBVC nhà trường nghiêm túc thực hiện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
CM, KT, GV ( TH)
Lưu VT
Nguyễn Thị Hạnh